Hướng dẫn dùng tivi làm màn hình máy tính

Việc kết nối truyền hình ảnh từ máy tính đến tivi không có gì khó khăn, chỉ cần dùng dây cắm cổng HDMI. Tất nhiên khi dùng tivi làm màn hình máy tính sẽ có một vài kinh nghiệm cân chỉnh chúng ta cần biết.

Những ưu thế khi dùng TV làm màn hình máy tính
Điểm qua sơ sơ về ưu điểm khi dùng tivi làm màn hình máy tính chúng ta sẽ có danh sách như thế này:

+ Tỉ lệ giá tiền so với kích thước: tạm chưa xét về chất lượng hình ảnh, cùng một giá tiền thì tivi thường có kích thước lớn hơn khá nhiều so với màn hình máy tính. Ví dụ với giá từ 6 đến 10 triệu, bạn có thể sắm được tivi từ 32 đến 43 inch so với khoảng 24 - 29 inch của màn hình máy tính.

+ Kích thước to: kích thước tối đa của màn hình máy tính dân dụng hiện nay là khoảng 34 inch. Trong khi đó tivi thì 43 inch là chuyện thường, đến 75 inch cũng không hề hiếm.

+ Tiêu chuẩn 4K: Ở Việt Nam thì màn hình máy tính 4K chưa nhiều nhưng tivi 4K thì rất phong phú, bạn sẽ có khá nhiều sự lựa chọn từ bình dân cho đến cao cấp. Và sự thật là giá một số dòng tivi 4K phổ thông cũng chẳng hơn bao nhiêu so với màn hình 4K.

+ Tận dụng tivi cũ: hầu hết gia đình ở Việt Nam không ít thì nhiều cũng có một hay vài chiếc tivi cũ. Khi sắm tivi mới thì bạn có thể tận dụng nó làm màn hình máy tính, thay vì bán hay cho.

+ Hơn hết việc kết nối truyền hình ảnh từ máy tính đến tivi không có gì khó khăn, chỉ cần dùng dây cắm cổng HDMI phổ biến hiện nay

+ Về cơ bản, smart tivi là một sự lựa chọn tốt để thay thế màn hình máy tính, trong khi dùng màn hình máy tính làm tivi lại là một sự lựa chọn khá tồi. Tất nhiên khi dùng tivi làm màn hình máy tính sẽ có một vài kinh nghiệm cân chỉnh chúng ta cần biết nếu không trải nghiệm cũng sẽ trở nên rất tồi tệ.



Hướng dẫn dùng TV làm màn hình máy tính với một số kinh nghiệm

Dùng chế độ GAME/PC sẽ giúp cải thiện tốc độ đáp ứng của tivi led khi kết nối với máy tính

Điều đầu tiên mà bạn nên làm khi sử dụng tivi để kết nối với màn hình máy tính đó là chuyển qua chế độ GAME (hoặc PC nếu có). Đối với tivi, nhà sản xuất thường tích hợp rất nhiều công nghệ bổ trợ giúp chất lượng hình ảnh đẹp hơn, nhưng bù lại nó làm tăng độ trễ tín hiệu (input lag). Đây chính là lý do mà một số bạn đã quá quen với sự phản hồi nhanh khi làm việc với màn hình máy tính cảm thấy trải nghiệm không được mượt mà khi chuyển sang tivi, dễ thấy nhất là sự phản hồi của con trỏ chuột. Trong khi đó chế độ GAME/PC sẽ hạn chế bớt các hiệu ứng bổ trợ và thậm chí là cả ép xung tấm nền để giúp tiv đáp ứng nhanh hơn với các lệnh của bạn.

Tắt các hiệu ứng cải thiện chuyển động sẽ giúp bạn tránh hiện tượng artifact (rác hình) do nội suy

Khi dùng tivi làm màn hình máy tính bạn cũng nên tắt hết các chế độ làm mượt khung hình, ví dụ như là Sony Motionflow/Film mode, Samsung Clear Motion, LG Trumotion,… Tín hiệu hình ảnh từ PC có tốc độ là 60 Hz, tương đương với tần số quét thật của hầu hết các tivi hiện nay, do đó bạn không cần phải sử dụng công nghệ bổ trợ để chèn thêm khung hình so với các nội dung khác (24 fps đối với phim điện ảnh, 30 fps đối với chương trình truyền hình) mà vẫn đảm bảo được sự mượt mà. Trên thực tế cơ chế nội suy hình ảnh của tivi tuy hoạt động rất hiệu quả đối với những nội dung thụ động như phim ảnh, nhưng đối với nội dung tương tác thời gian thực như game hay PC thì nó nhiều khả năng sẽ gây ra hiện tượng rác hình (do nội suy không chính xác).



Đừng để độ sáng đèn nền tivi quá cao vì nó sẽ gây hại đến mắt khi bạn sử dụng trong thời gian dài

Điều chỉnh lại độ sáng tivi cho vừa mắt cũng là việc cần làm. Tivi thường có độ sáng rất cao không được tối ưu để làm việc thời gian dài như màn hình máy tính. Khá nhiều bạn thích để sáng hết cơ đèn nền cho hình ảnh sáng đẹp rực rỡ, tuy nhiên sở thích này sẽ gây hại cho mắt bạn đặc biệt là khi dùng trong thời gian dài (khô mắt, nhức nhắt,…).

Màu sắc mặc định của tivi rực hơn so với phần lớn những thiết bị trình chiếu khác, bạn nên lưu ý nếu dùng nó làm chuẩn để chỉnh màu ảnh hay video

Thường các chế độ màu sắc mặc định của tivi được thiết lập rất rực rỡ và bắt mắt nhằm thu hút người xem. Lần đầu kết nối PC với tivi, bạn có thể gặp hiện tượng “sốc màu” do thiết lập của GPU chọi với thiết lập khiến màu sắc trở nên vô cùng loè loẹt. Lúc đó chúng ta cứ bình tĩnh và chuyển sang chế độ Game/PC (nếu như bạn vẫn chưa chuyển), gần như chắc chắn sẽ giúp màu sắc trở nên dễ chịu hơn. Nếu có thiết bị đo màu thì tuyệt, nhưng không có thì lời khuyên của mình là bạn nên reset thiết lập của GPU về mặc định và cân chỉnh bằng tivi.

Bên cạnh đó do tivi có xu hướng cường điệu hoá màu sắc nên độ trung thực màu không cao, bạn nên lưu ý sửa màu cho ảnh hoặc video. Việc chỉnh trên tivi thấy ảnh lung linh huyền ảo nhưng đưa lên màn hình laptop thì nhạt nhạt là chuyện không hiếm. Trong trường hợp bạn không có thiết bị cũng như không có nhiều kinh nghiệm trong việc cân chỉnh màu sắc, thường 2 thanh Contrast (độ tương phản) và Color (độ bão hoà màu) sẽ giúp bạn nhanh chóng làm dịu lại màu sắc của tiv trước khi buộc phải đi sâu vào việc chỉnh từng kênh màu riêng biệt.

Hầu hết tivi chỉ hỗ trợ tín hiệu đầu vào tối đa 60 Hz, do đó nó không thể thay thế được các dòng màn hình chơi game tầng số quét cao

Tivi thường chỉ hỗ trợ tối đa 60 Hz thông qua kết nối HDMI. Mặc dù tần số quét thực của tivi màn hình cong có thể cao hơn, nhưng tín hiệu đầu vào của cổng HDMI chỉ là 60 Hz. Điều này không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm, trừ khi mục tiêu của bạn là chơi game ở tần số quét cao (120 Hz, 144 Hz,…). Trường hợp này thì bạn chỉ có sự lựa chọn là mua màn hình chơi game tần số quét cao mà thôi. Nội dung có độ tương tác cao như game khi nội suy sẽ rất dễ xuất hiện các chi tiết rác (nội suy sai), còn nếu bạn không dùng tính năng nội suy thì tần số quét cao của tivi cũng không có ý nghĩa đối với trải nghiệm.

HDMI của các PC/laptop sử dụng GPU Intel và AMD chỉ hỗ trợ tối đa 4K với tần số 30 Hz

Tivi 4K đời 2014 đến nay thì hầu hết đều được trang bị kết nối HDMI 2.0 cho phép hiển thị nội dung 4K ở 60 Hz. Tuy nhiên không phải máy tính nào cũng có khả năng đáp ứng được yêu cầu này, ngay cả máy bạn thuộc loại hàng khủng.
Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét